GIỚI THIỆU KHOA XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Trải qua quá trình gần 15 năm đào tạo và trưởng thành, Khoa Xây dựng và Môi trường được thành lập theo quyết định số 139/QĐ-của giám đốc Đại học Thái Nguyên ngày 03 tháng 03 năm 2011.

Ngày truyền thống của khoa là Ngày 03 tháng 03 hàng năm. 
Địa chỉ : Đơn nguyên I, Nhà A4.

Điện thoại: (0208). 3947 017; 3947 007;

Hiện tại khoa có đội ngũ gần 40 CBVC, tổ chức theo 3 bộ môn: Xây dựng, Kiến trúc, Kỹ thuật môi trường. Khoa Xây dựng và Môi trường đang đào tạo ở bậc đại học 03 ngành:

  • Kỹ thuật Xây dựng công trình (xây dựng dân dụng và công nghiệp);
  • Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Xây dựng cầu đường)
  • Kỹ thuật Môi trường

 

1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Khoa Xây dựng & Môi trường là khoa chuyên môn trong trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái nguyên, có chức năng quản lý quá trình đào tạo tạo bậc đại học và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực xây dựng, môi truờng.

Khoa có nhiệm vụ:

- Tổ chức điều hành kế hoạch đào tạo phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành của các ngành đào tạo: Kỹ thuật Xây dựng công trình, Kỹ thuật Môi trường.

- Thực hiện tốt công tác giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực kiến thức chuyên môn khoa quản lý cho các ngành đào tạo khác trong trường: Môi trường, xây dựng.... theo học chế tín chỉ.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các đề tài khoa học thuộc lĩnh vực xây dựng, môi trường.

- Nghiên cứu, tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo mới thuộc chức năng quản lý để đề xuất nhà trường, đáp ứng yêu cầu mở thêm các ngành đào tạo mới.

- Tổ chức công tác coi thi, chấm thi, quản lý điểm theo thẩm quyền được phân cấp theo kế hoạch và các quy định của nhà truờng.

- Tổ chức công tác sinh viên cho các lớp khoa quản lý theo quy định.

- Quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, cơ sở vật chất, phòng làm việc, phòng thí nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

Đào tạo bậc đại học, thời gian đào tạo 5 năm:

  • Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình (Xây dựng dân dụng và công nghiệp)
  • Ngành Kỹ thuật Môi trường
  • Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Xây dựng cầu đường)

3. ĐỊA ĐIỂM LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

Tại các trung tâm GDTX, trường Cao đẳng, trung học, dạy nghề các tỉnh:

  • Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hoà Bình, Tuyên Quang, Yên Bái,  Sơn La, Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Kạn…

4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH)

4.1. BAN CHỦ NHIỆM KHOA:

Gồm 3 cán bộ

- Quản lý của khoa hướng theo nguyên tắc KHOA – BỘ MÔN. Trong điều kiện hiện tại Trưởng khoa có thể sẽ can thiệp sâu hơn trong một số lĩnh vực của các bộ môn nếu thấy điều đó cần thiết cho công việc.

- BCN khoa phải triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động đề xuất, tổ chức thực hiện và kiểm soát được mọi công việc diễn ra trong đơn vị. Là trung tâm đoàn kết của tập thể, làm tốt công tác thi đua, đoàn thể, chịu trách nhiệm chi tiêu các quỹ đơn vị phối hợp với tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, thực hiện nghị quyết của chi bộ Đảng.

- BCN phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, tạo ra những nhân tố tích cực, duy trì một bầu không khí làm việc hứng khởi không có đặc quyền, tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để mọi cá nhân có thể cống hiến tối đa sức lực và khả năng cho công việc; xây dựng, duy trì, giữ vững nguyên tắc làm việc trên cơ sở tinh thần đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ trong tập thể để lãnh đạo khoa ngày càng lớn mạnh.

  • Trưởng khoaTS. Dương Thế Hùng

Trưởng khoa chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động của khoa trước Hiệu trưởng nhà trường. Phải luôn thể hiện được bản lĩnh, tác phong của thủ trưởng đơn vị - một khoa chuyên môn đoàn kết, năng động.

  • Các Phó trưởng khoa

Là những người trợ giúp các mặt công tác cho trưởng khoa.

Phân công cụ thể như sau:

1-                                          : Công tác đào tạo và khoa học,

2-    Đ/c Hàn Thị Thúy Hằng: Công tác học sinh sinh viên

4.2. CÁC BỘ MÔN

  • Trưởng bộ môn

- Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về việc quản lý toàn bộ mọi hoạt động của bộ môn: quản lý thời gian, khối lượng công tác, đào tạo cán bộ; quản lý cơ sở vật chất bộ môn, quá trình giảng dạy các môn học được phân công; biên soạn bài giảng, ra đề thi, coi thi, chấm thi, quản lý điểm và triển khai công tác nghiên cứu khoa học theo đúng quy định, đạt kết quả tốt.

- Tìm hiểu và phổ biến hướng dẫn bộ môn thực hiện các quy định nhà trường và đường lối pháp luật nhà nước, nhất là các quy định trong đào tạo về học chế tín chỉ.

- Trưởng các bộ môn cần nâng cao tinh thần gương mẫu, đầu tàu trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Tạo ra một không khí học thuật sôi nổi có hiệu quả bằng nhiều hình thức theo phương pháp giảng dạy tích cực: Giảng thử, giảng nghiệm thu, giảng mẫu, các chuyên đề, phối hợp các cá nhân để tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành viên trong bộ môn được đào tạo nâng cao trình độ.

- Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm giới thiệu cho BCN khoa các thành viên có đủ điều kiện để giảng dạy các môn học đào tạo ngoài trường. Công tác giảng dạy ngoài trường được nhìn nhận như là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mọi người.

  • Các giảng viên

Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng, phó bộ môn trong công tác giảng dạy, NCKH và các công tác khác.

- Phải không ngừng cập nhật kiến thức mới vào bài giảng, cố gắng đạt tỷ trọng 10% phần thay đổi trong nội dung môn học. Phần thay đổi phải được thông qua trưởng bộ môn và HĐKH ở các kỳ họp. Sử dụng hình thức giảng dạy tích cực, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên

- Công tác nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng là những nhiệm vụ cần thực hiện đối với cán bộ giảng dạy để nâng cao trình độ chuyên môn và phục vụ giảng dạy học tập tốt.

- Người thầy không chỉ hoàn thành nhiệm vụ truyền thụ kiến thức, kỹ năng công tác cho SV mà còn phải luôn quan tâm giáo dục SV hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống để trở thành những công dân gương mẫu trong xã hội.

- Để được giảng dạy các học phần, các giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị bài giảng. Các phần việc gồm:

+ Đề cương chi tiết

+ Bài giảng (hoặc giáo trình)

+ Bài giảng điện tử (Power Point)

+ Hệ thống câu hỏi thảo luận và bài tập

+ Ngân hàng đề thi

+ Đáp án ngân hàng đề thi

+ Yêu cầu và danh mục BTL (nếu có)

+ Yêu cầu và nội dung các bài thí nghiệm (nếu có)

- Khi bắt đầu giảng dạy học phần các giáo viên phải giới thiệu cho sinh viên đầy đủ thông tin trong đề cương chi tiết học phần, để giúp cho quá trình học tập của sinh viên được thuận lợi nhất.

- Trong thời gian giảng dạy chủ động đề xuất kế hoạch dự giờ với trưởng BM để tổ chức công việc dự giờ của cá nhân.

  • Các giáo viên kiêm nhiệm và thỉnh giảng

- Trưởng bộ môn giới thiệu cán bộ đúng tiêu chuẩn với BCN khoa để quyết định đề nghị với nhà trường

- Các giáo viên kiêm nhiệm và thỉnh giảng phải thực hiện công việc giống như các giảng viên trong khoa về nhiệm vụ giảng dạy

- Bộ môn chịu trách nhiệm kiểm soát và trợ giúp để họ hoàn thành công việc như các đồng nghiệp trong bộ môn

Tin mới hơn

Tin cũ hơn